Bàn chân lệch trong là một dị tật phổ biến của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Trong bài viết này, Thể Thao QH giúp bạn phát hiện sớm bàn chân lệch và gợi ý một số mẹo chăm sóc bàn chân.
Hội chứng bàn chân bẹt là gì?
Dấu hiệu bàn chân bẹt là tình trạng mặt lòng bàn chân không có độ lõm và bằng phẳng. Và trên thực tế, trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt. Tuy nhiên, khi trẻ lên 2 hoặc 3, vòm chân sẽ được hình thành cùng hệ thống của dây chằng.
Việc có vòm chân giúp chúng ta cân bằng và giảm phản lực từ mắt đất khi di chuyển. Thông thường, những người có hệ thống dây chằng lỏng lẻo sẽ dẫn đến bàn chân bị lệch và bàn chân bẹt.
Bàn chân lệch trong là gì?
Bàn chân lệch trong là bàn chân bị lật quá sâu vào má trong của bàn chân theo chiều ngang. Độ lệch này không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày nhưng nó lại các tác động rất lớn cho việc tập luyện thể thao, cụ thể là môn chạy bộ.
Thông thường, người có bàn chân bẹt có xu hướng tiếp đất lệch trong. Khi đó, trọng lượng cơ thể dồn ép lên hai ngón cái trong thay vì xương khớp ngón chân.
Bàn chân lệch trong và bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bàn chân lệch trong và bàn chân bẹt sẽ gây biến dạng cấu trúc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viêm khớp mắt cá chân
Mắt cá chân là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên nếu chịu tác động của bàn chân bị dị tật. Tình trạng này kéo dài sẽ kéo theo tổn thương khớp và các mô mềm xung quanh.
Thoái hóa khớp gối
Xương cổ chân của người có bàn chân bẹt có xu hướng xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài. Vậy nên, nó làm ảnh hưởng đến các cấu trúc xương khác, trong có có khớp gối. Vì vậy, nếu bạn không can thiệp sớm, bệnh tiến triển có thể làm bạn thoái hóa khớp gối – một dấu hiệu của người già.
Cong vẹo cột sống
Bàn chân bị lệch có thể gây biến dạng cấu trúc xương và tác động đến cột sống, khiến cột sống phát triển cong vẹo. Tình trạng bất thường này sẽ làm cản trở trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Một số vấn đề khác
Khi không được điều trị sớm, bạn có thể đối mặt với nhiều rủi ro như:
- Biến dạng ngón chân cái
- Ngón chân hình búa
- Viêm cân gan chân
- Viêm gân achilles
- Viêm bao hoạt dịch ngón cái
Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến tâm lý và tình trạng tự ti của của người bệnh.
Mẹo chăm sóc bàn chân lệch trong khi chạy bộ
Có một số chăm sóc bàn chân giúp người chạy tránh bị đau và chấn thương rõ rệt. Dưới đây là chi tiết.
Khởi động kỹ
Khởi động kỹ nghĩa là bạn kéo giãn các cơ ở bàn chân, mắt cá và cẳng chân. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ lật sấp quá mức và tăng tính linh hoạt.
Một điểm lưu ý rằng bất kỳ cảm giác khó chịu hay cơn đau nào, bạn cần nghỉ ngơi hoặc đến ngay cơ sở chăm sóc y tế nếu cần thiết.
Thường xuyên thay giày
Sự thật rằng đôi giày vừa vặn đến đâu nhưng theo thời gian, nó cũng sẽ bị mòn và mất đi khả năng nâng đỡ. Vậy nên, những người có bàn chân lệch trong cần phải thay giày sau khi chạy bộ được 500 đến 800 km .
Điều quan trọng là bạn cũng cần chú ý đến tình trạng hao mòn trên giày để xác định có cần thay giày sớm hay không.
Sử dụng lót giày chỉnh định hình
Những người có bàn chân lệch trong và bàn chân bẹt nên cân nhắc sử dụng dép chuyên dụng và lót giày chỉnh định hình. Hai sản phẩm này hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho bạn hoạt động cũng như giảm áp lực lên đôi bàn chân.
Bằng cách chăm sóc và lắng nghe lời khuyên của chuyên gia, chắc chắn bạn có thể tiếp tục chạy an toàn và thoải mái trên bàn chân bị dị tật này.
Lời kết
Hiểu đường bàn chân lệch trong giúp bạn các định bàn chân và chăm sóc tốt cho bàn chân. Nhớ rằng phải tìm đôi giày có đủ sự hỗ trợ và đệm để tận hưởng nhiều lợi ích của việc chạy bộ đồng thời giảm thiểu sự mệt mỏi và nguy cơ chấn thương.